TƯ VẤN KINH DOANH, MỞ QUÁN CÀ PHÊ THÀNH CÔNG
Bạn đã có ý tưởng kinh doanh cà phê chưa?, Bạn đã kinh doanh cà phê thành công hay thất bại?, hãy cùng LONG KING COFFEE chia sẽ tư vấn kinh doanh, mở quán cà phê thành công nhé!
Hiện tại các quán kinh doanh cà phê đang được mở ra rất nhiều không chỉ ở các thành phố lớn, mà ở các thành thị nhỏ bé cũng mọc lên nhiều. Một số quán kinh doanh rất hiệu quả, bên cạnh đó cũng có một số quán kinh doanh ế ẩm, lỗ vốn, phải sang nhượng quán để thu hồi vốn, vậy tại sao họ kinh doanh cà phê lại thất bại?. Dưới đây là một số nguyên nhân và hướng khắc phục được đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kinh doanh cà phê, mời bạn xem qua:
I. Kinh doanh không có đam mê, chỉ theo trào lưu:
Một người chủ không thực sự am hiểu và đam mê về cà phê. Quyết định mở quán chỉ là bộc phát, thấy người khác làm được thì mình cũng làm theo mà không có sự chuẩn bị kỹ những kiến thức về lĩnh vực cà phê…Đây là nguyên nhân chính dẫn đến quán cà phê đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Không chỉ trong lĩnh vực cà phê mà các lĩnh vực kinh doanh khác cũng vậy, bạn cần phải có sự đam mê và am hiểu một chút về ngành nghề bạn chọn đi theo là yếu tố chính quyết định thành công.
II. Địa điểm kinh doanh chưa tốt:
Địa điểm rất quan trọng trong việc quyết định thành công của quán, địa điểm ít người qua lại, khó tìm đến, khuất tầm nhìn, không gây sự chú ý cho khách cũng là yếu tố gây thất bại.
III.Phong cách phục vụ kém, cà phê không chất lượng:
Nhân viên phục vụ chưa tốt, thiết kế quán chưa hợp phong cách, nguồn cà phê không chất lượng, chưa hợp gu, các thức uống khác cũng chưa được chất lượng,… như thế quán sẽ không có khách quen ghé lại, đây là nguyên nhân vắng khách của quán.
Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến kinh doanh quán cà phê không hiệu quả. Vậy để mở quán cà phê kinh doanh thành công bạn cần tham khảo các yếu tố sau:
1. Niềm đam mê:
Không chỉ kinh doanh cà phê mà trong bất kỳ công việc gì nếu bạn không yêu thích, không đam mê thì làm việc gì cũng hời hợt, không tập trung và rất khó thành công. Như vậy, trước hết bạn cần phải có niềm đam mê và quyết tâm xây dựng thương hiệu quán cho mình.
2. Lên ý tưởng và lựa chọn phong cách cho quán cà phê:
Việc có ý tưởng và phong cách riêng cho quán là rất quan trọng, bởi vì nó sẽ quyết định nguồn khách hàng mà quán hướng tới. Một số gợi ý cho các ý tưởng quán cà phê:
Cà phê công sở: Là nơi quán được bày biện lịch sự để dành những nhân viên văn phòng thưởng thức ly cà phê vào buổi sáng hay buổi trưa sau khi ăn xong hoặc có thể là nơi gặp gỡ khách hàng. Quán cần có không gian yên tĩnh, có thể bổ sung thêm vào thực đơn các bữa điểm tâm, cơm trưa văn phòng,…
Cà phê bóng đá: Quán cà phê bóng đá là nơi tập trung những người yêu môn thể thao vua này. Họ tụ tập nhau lại để thưởng thức những trận cầu đinh bắt mắt và được bình luận về mọi thứ xung quanh bóng đá. Quán thường phải có màn hình chuẩn lớn, độ nét cao, âm thanh chuẩn…
Cà phê thưởng thức: Là nơi chỉ dành để thưởng thức cà phê, dành cho những người “sành miệng”, với thiết kế không gian thân mật, một vài bàn cờ tướng, cùng Gu cà phê nguyên chất sẽ rất thích hợp cho phong cách này.
Cà phê sân vườn: Không gian vườn rộng rãi, khung cảnh tự nhiên thoáng mát, lãng mạng…, có thể thiết kế thêm các hồ nước để tạo không gian trong lành cho quán. Phong cách này có thể kết hợp thêm ý tưởng cà phê hát với nhau để thu hút những người yêu âm nhạc hoặc theo gu nhạc riêng…
Cà phê sinh viên: Bạn cần phải chọn địa điểm gần các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…, cần tạo không gian riêng cho các nhóm sinh viên, thường xuyên tổ chức các buổi tạo đàm về kỹ năng sống, nghệ thuật sống….
Cà phê bình dân: Phục vụ đại trà cho người lao động, bạn bè thân thiết và là chỗ mà mọi người đến rồi đi nhanh.
Cà phê mang đi: Không cần tốn chi phí mặt bằng và thuê nhân viên, kiểu bán cà phê cho khách mang theo đi làm mỗi buổi sáng ngày càng thịnh hành, Vỉa hè, nơi nhiều người qua lại là địa điểm lý tưởng cho loại hình này. Đây cũng là cách để tiết kiệm chi phí cho những đối tượng muốn kinh doanh mà trong tay chỉ có số vốn nhỏ, có thể kết hợp với loại hình cà phê rang xay tại chỗ.
Sau khi đã có ý tưởng mở quán theo phong cách nào bạn nên chú ý đến nguồn vốn hiện tại bạn có, mặt bằng đặt quán kinh doanh,… rồi quyết định ý tưởng và phong cách của quán.
3. Lập kế hoạch kinh doanh:
Bạn cần lập các kế hoạch: nếu chưa có mặt bằng, bạn cần tìm thuê địa điểm thích hợp, thiết kế trang trí quán cà phê, kế hoạch chi tiêu trong việc chi phí mở quán, chi phí trong vòng 3 – 6 tháng sau khi bắt đầu hoạt động, kế hoạch quảng bá thương hiệu quán, chiến lược giữ chân khách hàng, các hình thức khuyến mãi hấp dẫn trong ngày khai trương, khuyến mãi theo từng sự kiện để thu hút sự chú ý của khác hàng…
4. Thuê mặt bằng:
Mặt bằng luôn là yếu tố tiên quyết cho việc thành công của quán cà phê. Khi có ý tưởng và phong cách của quán, các bạn nên chú ý tìm địa điểm đặt quán sao cho phù hợp.
Ví dụ: cà phê dành cho công sở thì địa điểm đặt phải ở gần các cơ quan, công ty và các trung tâm nơi mà có nhiều khu văn phòng, các nhân viên văn phòng thường đi qua hay là nơi dễ dàng để gặp gỡ khách hàng.
Bạn nên ký hợp đồng với thời gian thuê phải dài, để có thời gian thu hút khách, kiếm đủ tiền để hoàn vốn đầu tư và có lãi.
5. Xin phép kinh doanh:
Bạn cần liên hệ với phường, xã…nơi mở mặt bằng kinh doanh để xin phép kinh doanh quán cà phê. Tránh những rắc rối khi bạn dựng bản hiệu quán lên.
6. Thiết kế, trang trí quán:
Bạn cũng nên dành nhiều thời gian để đưa ra cách thiết kế quán sao cho phù hợp với diện tích và phong cách của quán. Bạn cần tìm công ty thiết kế nội thất và nói cho họ biết ý tưởng và phong cách, việc còn lại là của họ, với chuyên môn kỹ thuật họ sẽ nhanh chóng đưa cho bạn mẫu thiết kế phù hợp.
Để làm nổi bật phong cách cũng như nội thất của bạn, tạo một không gian đẹp phù hợp với ý tưởng ban đầu, bạn nên chú ý trang trí quán sao cho phù hợp. Bạn có thể dùng các bức tranh vẽ, giấy dán tường, vẽ tranh tường hay dùng những tác phẩm nghệ thuật để trang trí.
7. Dụng cụ pha chế và cốc chén:
Dụng cụ pha chế cho quán cà phê khá đơn giản: cốc, chén, phin, thìa… bạn nên chuẩn bị trước khoảng một tuần khi khai trương quán. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cốc, chén đựng đồ uống với mẫu mã đa dạng nhiều chủng loại, bạn có thể tìm mua ở chợ Bình Tây.
8. Tìm nhà cung cấp:
Đây là yếu tố rất quan trọng để giữ chân khách hàng của quán. Bạn phải tìm đúng nhà cung cấp cà phê với chất lương ổn định, uy tín. Song song đó bạn cũng cần tìm các nhà cung cấp các thức uống, thức ăn tốt để bổ sung thêm cho thực đơn của quán.
Hiện tại có một số nhà cung cấp cà phê có chính sách hỗ trợ quán về thiết kế, trang trí quán,… bạn có thể liên hệ và ký hợp đồng cùng nhà cung cấp.
9. Nhân sự của quán:
Tùy theo ý tưởng mở quán mà bạn chọn nhân viên cho phù hợp, Ví dụ: đối với Cà phê bóng đá: thường là nhân viên nữ thân thiện, xinh tươi; cà phê sân vườn: chọn nhân viên nam lịch lãm, thân thiện,…như thế sẽ giữ chân khách tốt hơn.Không chỉ có nhân viên, mà ngay cả người chủ đòi hỏi phải: Chu đáo – thân thiện – lịch sự. Bạn có thể thuê nhân viên theo ca, để tận dụng được nguồn nhân viên dồi dào.
Nếu là quán cà phê nhỏ, bình dân thì bạn nên tận dụng chính bạn, hoặc người thân trong gia đình để tiết kiệm chi phí.
Nếu quán lớn: ngoài nhân viên tiếp khách, còn cần phải có nhân viên pha chế, đầu bếp, bảo vệ,…
Không chỉ có bạn, nhân viên pha chế, mà tất cả các nhân viên phải được trang bị về kiến thức cà phê, phải am hiểu về nó thì mới phục vụ tốt được.
Tất cả cơ bản đã sẵn sàng, giờ thì bạn có thể khai trương quán cà phê với số vốn phù hợp mà không lo mình đi lệch hướng. Nếu có vướng mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua website: http://longking.com.vn, chúng tôi sẵn sàn tư vấn và hỗ trợ bạn, luôn đồng hành cùng bạn hướng đến thành công.
CHÚC BẠN THỰC HIỆN Ý TƯỞNG KINH DOANH CÀ PHÊ THUẬN LỢI VÀ THÀNH CÔNG.